Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Thơ HEINRICH HEINE - Phần 1


Christian Johann Heinrich Heine (13/12/1797 – 17/2/1856) – nhà thơ, nhà văn Đức, là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX. Tên tuổi của Heine đặt ngang hàng với Goethe, Schiller…

Tiểu sử:
Heinrich Heine sinh ở Düsseldorf, Đức trong gia đình một thương gia gốc Do Thái có bốn người con. Heine học ở các trường Đại học Göttingen, Bonn và Berlin, chịu ảnh hưởng của triết học Hegel. Năm 1825 nhận bằng tiến sĩ luật và hành nghề luật nhưng say mê văn chương, cả thơ ca lẫn văn xuôi. Tác phẩm đầu tay Những bức tranh du lịch (Reisebilder, nhiều tập, xuất bản trong các năm 1826, 1827, 1829, 1831) đã mang lại danh tiếng cho ông và tiếp đấу, ông đã có thể sống được bằng nghề văn. Thành công nаy cho phép Heine cộng tác lâu năm với một nhà xuất bản ở Hamburg. Thời gian nаy ông đi sang Anh tìm kiếm cảm hứng để viết tiếp các tập sau. Quyển thơ đầu tiên Những bài thơ (Gedichte), sáng tác năm 1821, về một tình yêu cuồng si với người em họ Amalie. Tình yêu này đã truyền cảm hứng cho ông viết nên những bài thơ tình hay nhất. Tập Quyển sách những bài ca (Buch der Lieder, 1827) là tuyển tập thơ đầu tiên có đầy đủ các bài thơ ông viết. 
Năm 1831, Heine rời Đức sang Paris, Pháp và sống ở đó cho đến hết đời, ngoại trừ một lần trở lại Đức năm 1843. Ở Pháp, ông đã liên kết với nhóm chủ nghĩa xã hội không tưởng của Count Saint-Simon, người tuyên truyền một thiên đường theo chủ nghĩa quân bình không giai cấp dựa trên những người có tài thực sự. Dù sống ở Pháp nhưng ông sáng tác về nước Đức. Thập niên 1840 ông liên tục cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng: Atta Troll: Giấc mộng đêm hè (Atta Troll: Ein Sommernachtstraum, 1847); Thơ Mới (Neue Gedichte, 1844); Nước Đức. Câu chuyện cổ mùa đông (Deutschland, ein Wintermrchen, 1844).
Những năm tháng cuối đời, Heine bị bệnh nằm liệt giường trong suốt 8 năm trời, tuy vậy ông vẫn tiếp tục sáng tác. Bằng chứng là nhiều tuyệt tác của ông được viết trong thời gian này như Romanzero, 1851; Gedichte 1853–1854… Heinrich Heine mất ngày 17 tháng 2 năm 1856 ở Paris, mai táng tại nghĩa trang Montmartre.
Heinrich Heine là người bà con có họ hàng xa với Karl Marx (1818 – 1883) – nhà triết học, nhà kinh tế, nhà văn, nhà thơ, người sáng lập chủ nghĩa Mác. Họ chơi thân với nhau và từng cộng tác với nhau trong một thời gian ngắn trong việc xuất bản tờ báo “Vorwärts” bằng tiếng Đức ở Paris. Chuyện kể rằng mỗi khi có điều gì xúc động, Marx thường trích dẫn bốn câu thơ của Heine:

Cô gái bên bờ biển
Đưa mắt nhìn hoàng hôn
Cô thở dài ngao ngán
Nhìn hoàng hôn sắp tàn.

(Das Fräulein stand am Meere
Und seufzte lang und bang,
Es rührte sie so sehre
Der Sonnenuntergang).

Karl Marx thường qua lại thăm ông cho đến ngày cuối đời. Chuyện kể rằng, một hôm người ta dọn dẹp lại căn phòng nơi Heine đang dưỡng bệnh, lúc này ông đã yếu lắm rồi. Một phụ nữ giúp việc đã bế ông từ giường lên xe lăn. Nhìn thấy Marx bước vào, Heine vẫn hóm hém nói đùa: “Anh bạn thân mến ạ, anh thấy đấy, cho đến lúc này tôi vẫn được phụ nữ bế trên tay”.
Thời Đức quốc xã lên nắm quyền ở Đức tác phẩm của Heine bị cấm (ngoại trừ mỗi bài thơ “Nàng Loreley” đã trở thành một bài hát dân gian và quá nổi tiếng), tượng đài của ông bị phá hủy. Tiếp đó là sách của ông, cũng như nhiều tác giả nổi tiếng khác có nguồn gốc Do Thái, bị thiêu đốt. Về điều này cũng như về thảm họa của dân tộc Do Thái thời Đức quốc xã,  hai câu thơ của ông trong tác phẩm “Almansor” đã trở thành những lời tiên tri:

Đấy chỉ mới là bước khởi đầu mà thôi
Nơi người ta đốt sách, rồi họ sẽ đốt người.

(Das war ein Vorspiel nur, dort, wo man Bücher
Verbrennt, verbrennt man auch am Ende Menschen).

Heinrich Heine được coi là nhà thơ cuối cùng của “Chủ nghĩa lãng mạn” và là nhà thơ hàng đầu của phong trào này. Ông đã thành công trong việc chuyển hóa ngôn ngữ của đời thường thành ngôn ngữ văn chương, nâng tầm cho những ghi chép thông thường lên một hình thức nghệ thuật, mang lại cho tiếng Đức một vẻ nhẹ nhàng thanh lịch mà trước đó chưa từng có. Thơ của ông được các nhạc sĩ Franz Schubert, Robert Schumann, Richard Wagner… và nhiều nhạc sĩ nổi tiếng khác phổ nhạc. Với gần 10.000 nhạc phẩm đủ mọi thể loại, Heinrich Heine là nhà thơ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất mọi thời đại.

Những tác phẩm chính:

Quyển sách những bài ca (Buch der Lieder, 1827)
Những bức tranh du lịch (Reisebilder)
Tập 1– Du lịch Harz (Die Harzreise, 1826)
Tập 2 – Biển Bắc (Nordsee) và Ý tưởng. Sách Le Grand (Ideen. Das Buch Le Grand, 1827)
Tập 3 – Du lịch từ Munich đến Genoe (Reise von München nach Genua) và Bồn tắm Lucca (Die Bäder von Lucca, 1829)
Tập 4 – Thành phố Lucca (Die Stadt Lucca) và Những trích đoạn Anh (Englische Fragmente, 1831)
Thơ Mới (Neue Gedichte, 1844)
Nước Đức. Câu chuyện cổ mùa đông (Deutschland, ein Wintermrchen, 1844).
Atta Troll: Giấc mộng đêm hè (Atta Troll: Ein Sommernachtstraum, 1847)
Romanzero (Romanzero, 1851)

301 bài thơ Song Ngữ

Xếp theo tập



QUYỂN SÁCH NHỮNG BÀI CA (Buch der Lieder, 1827)

1.LỜI NÓI ĐẦU CHO ẤN BẢN THỨ BA*

Đó là khu rừng già!
Hoa bồ đề thơm ngát
Và ánh trăng tuyệt đẹp
Làm mê hoặc hồn ta.

Bước đi như ngày ấy
Nghe vang giữa không trung
Họa mi hót về tình
Và nỗi đau tình ái.

Tình yêu và khổ ải
Nước mắt và tiếng cười
Nỗi buồn với niềm vui
Giấc mơ xưa thức dậy.

Bước đi như ngày ấy
Hiện ra trước mắt ta
Một cung điện thật to
Hướng trời cao vòi vọi.

Cửa sổ đóng kín mít
Buồn bã và thê lương
Dường như ở bên trong
Đang trị vì cái chết.

Nhân sư đặt trước cửa**
Sự ham muốn kinh hoàng
Sư tử – mình và chân
Ngực và đầu – phụ nữ.

Người phụ nữ xinh đẹp!
Về dục vọng người trần
Nụ cười trong lặng thầm
Môi im lìm khao khát.

Họa mi cất tiếng hát
Ta không thể cầm lòng
Hôn gương mặt đẹp xinh
Ta như người sắp chết.

Tượng đá bỗng tỉnh giấc
Bắt đầu thổn thức lên
Ừng ực uống nụ hôn
Với vẻ đầy khao khát.

Và uống từng hơi thở
Quyến rũ và ngọt ngào
Sau đó ôm lấy ta
Bằng đôi chân sư tử.

Một nỗi đau đê mê
Và đam mê vô tận
Vừa hôn vừa giơ móng
Cào xé xác thân ta.

Họa mi: “Ôi Nhân sư!
Tình yêu là gì vậy
Sướng vui và khổ ải
Lại hòa quyện vào nhau?

Nhân sư! Hãy bật mí
Một câu đố tuyệt vời
Mà hàng ngàn năm nay
Câu trả lời chẳng có”.

Tất cả những điều này tôi đã có thể kể thành một câu chuyện bằng văn xuôi hay… Nhưng khi một lần nữa đọc lại những bài thơ cũ để sửa chữa một vài chỗ nhân dịp ấn bản lần thứ ba, vần và nhịp điệu lại trở về theo thói quen và tôi viết thành thơ để mở đầu cho “Quyển sách những bài ca” ấn bản lần thứ ba. Hỡi thần Apollo! Nếu những dòng thơ này dở thì xin Ngài vui lòng tha thứ cho tôi… Vì rằng Ngài là vị thần đầy quyền năng và biết rằng tại vì sao trong rất nhiều năm tôi không có điều kiện để viết những lời ngân vang***… Ngài biết rằng tại sao ngọn lửa một thời rực sáng như pháo hoa từng an ủi cả thế giới bỗng được dùng cho những đám cháy nghiêm trọng hơn… Ngài biết rằng tại vì sao ngọn lửa im lặng bây giờ đang gặm nhấm trái tim tôi… Ngài hiểu tôi, hỡi vị thần vĩ đại và tuyệt vời, – Ngài cũng giống như tôi, đem đổi cây đàn lia bằng vàng để lấy cây cung căng và những mũi tên chết chóc… Hẳn Ngài còn nhớ Marsyas, kẻ đã bị Ngài lột da? Điều này xảy ra từ xa xưa và bây giờ vẫn cần lấy làm ví dụ… Hẳn Ngài đang mỉm cười, hỡi người Cha muôn thuở của tôi!
Viết tại Paris ngày 20 tháng 2 năm 1839.

Heinrich Heine.
_________________
*Lời nói đầu cho ấn bản thứ ba của “Quyển sách những bài ca” (1839). Trong ấn bản tiếng Pháp (H. Heine. Poèmes et légendes., 1855.) bài thơ này được đưa vào làm “Khúc dạo đầu” cho tập “Khúc đệm trữ tình”.
***Nhân sư (Sphinx) – là một nhân vật thần thoại biến thái động vật được thể hiện bằng một con sư tử nằm với một cái đầu người phụ nữ. Người Hy Lạp cổ cho là một quái vật nữ, “kẻ bóp cổ”, một nhân vật cổ của thần thoại Hy Lạp.
***Ý Heine nói đến loạt bài viết từ sau Cách mạng tháng Bảy (1830) ở Pháp với những tranh luật gay gắt với các luồng tư tưởng phản động.
****Marsyas – là thần dê trong thần thoại Hy Lạp. Marsyas thách Appollo (thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp) thi tài về âm nhạc. Appollo thắng và lột da của Marsyas.


Vorrede zur dritten Auflage

Das ist der alte Märchenwald!
Es duftet die Lindenblüte!
Der wunderbare Mondenglanz
Bezaubert mein Gemüte.

Ich ging fürbaß, und wie ich ging,
Erklang es in der Höhe.
Das ist die Nachtigall, sie singt
Von Lieb und Liebeswehe.

Sie singt von Lieb und Liebesweh,
Von Tränen und von Lachen,
Sie jubelt so traurig, sie schluchzet so froh,
Vergessene Träume erwachen. -

Ich ging fürbaß, und wie ich ging,
Da sah ich vor mir liegen,
Auf freiem Platz, ein großes Schloß,
Die Giebel hoch aufstiegen.

Verschlossene Fenster, überall
Ein Schweigen und ein Trauern;
Es schien, als wohne der stille Tod
In diesen öden Mauern.

Dort vor dem Tor lag eine Sphinx,
Ein Zwitter von Schrecken und Lüsten,
Der Leib und die Tatze wie ein Löw,
Ein Weib an Haupt und Brüsten.

Ein schönes Weib! Der weiße Blick,
Er sprach von wildem Begehren;
Die stummen Lippen wölbten sich
Und lächelten stilles Gewähren.

Die Nachtigall, sie sang so süß -
Ich konnt nicht widerstehen -
Und als ich küßte das holde Gesicht,
Da wars um mich geschehen.

Lebendig ward das Marmorbild,
der Stein begann zu ächzen -
Sie trank meiner Küsse lodernde Glut
Mit Dürsten und mit Lechzen.

Sie trank mir fast den Odem aus -
Und endlich, wollustheischend,
Umschlang sie mich, meinen armen Leib
Mit den Löwentatzen zerfleischend.

Entzückende Marter und wonniges Weh!
Der Schmerz wie die Lust unermeßlich!
Derweilen des Mundes Kuß mich beglückt,
Verwunden die Tatzen mich gräßlich.

Die Nachtigall sang: »O schöne Sphinx!
O Liebe! was soll es bedeuten,
Daß du vermischest mit Todesqual
All deine Seligkeiten?

O schöne Sphinx! O löse mir
Das Rätsel, das wunderbare!
Ich hab darüber nachgedacht
Schon manche tausend Jahre.«

Das hätte ich alles sehr gut in guter Prosa sagen können... Wenn man aber die alten Gedichte wieder durchliest, um ihnen, behufs eines erneueten Abdrucks, einige Nachfeile zu erteilen, dann überschleicht einen unversehens die klingelnde Gewohnheit des Reims und Silbenfalls, und siehe! es sind Verse, womit ich die dritte Auflage des Buchs der Lieder eröffne. O Phöbus Apollo! sind diese Verse schlecht, so wirst du mir gern verzeihen... Denn du bist ein allwissender Gott, und du weißt sehr gut, warum ich mich seit so vielen Jahren nicht mehr vorzugsweise mit Maß und Gleichklang der Wörter beschäftigen konnte... Du weißt, warum die Flamme, die einst in brillanten Feuerwerkspielen die Welt ergötzte, plötzlich zu weit ernsteren Bränden verwendet werden mußte... Du weißt, warum sie jetzt in schweigender Glut mein Herz verzehrt... Du verstehst mich, großer schöner Gott, der du ebenfalls die goldene Leier zuweilen vertauschtest mit dem starken Bogen und den tödlichen Pfeilen... Erinnerst du dich auch noch des Marsyas, den du lebendig geschunden? Es ist schon lange her, und ein ähnliches Beispiel tät wieder not... Du lächelst, o mein ewiger Vater!
Geschrieben zu Paris den 20. Februar 1839.

Heinrich Heine.



Tập “Những khổ đau thời trẻ” (Junge Leiden)

=Những giấc mơ (Traumbilder):

2.TÔI ĐÃ TỪNG MƠ VỀ MỘT CUỘC TÌNH

Tôi đã từng mơ về một cuộc tình
Mùi cỏ mộc tê, kim nương trên tóc
Bờ môi ngọt ngào, những lời chua chát
Những khúc ca với giai điệu u buồn.

Mọi giấc mơ giờ đây đã không còn
Giấc mơ tôi quí nhất cùng tan biến
Chỉ còn lại những gì tôi yêu mến
Được ghi bằng những dòng chữ giản đơn.

Chỉ còn em, hỡi bài ca cô đơn
Hãy đi tìm những gì tôi đã mất
Cho tôi gửi – nếu như em có gặp –
Một lời chào chiếc bóng giữa không trung.

Mir träumte einst von wildem Liebesglühn

Mir träumte einst von wildem Liebesglühn,
Von hübschen Locken, Myrten und Resede,
Von süßen Lippen und von bittrer Rede,
Von düstrer Lieder düstern Melodien.

Verblichen und verweht sind längst die Träume,
Verweht ist gar mein liebstes Traumgebild!
Geblieben ist mir nur, was glutenwild
Ich einst gegossen hab in weiche Reime.

Du bliebst, verwaistes Lied! Verweh jetzt auch,
Und such das Traumbild, das mir längst entschwunden,
Und grüß es mir, wenn du es aufgefunden --
Dem luftgen Schatten send ich luftgen Hauch.


3.MỘT GIẤC MƠ ĐÁNG SỢ

Một giấc mơ đáng sợ
Vừa sợ vừa buồn cười
Có vẻ từ ngày đó
Tôi không còn là tôi.

Đó là một khu vườn
Nơi mà tôi đi dạo
Những bông hoa nở bừng
Lòng tôi vui biết mấy.

Có chim hót trên cành
Những lời rất âu yếm
Ánh mặt trời vàng óng
Đang rót xuống vườn xanh.

Hoa cỏ tỏa mùi hương
Ngạt ngào trong cơn gió
Dường như tất, tất cả
Khoe vẻ đẹp của mình.

Giữa hoa cỏ màu xanh
Có một đài phun nước
Một cô gái xinh đẹp
Đang ngồi giặt áo quần.

Đôi má đỏ, môi hồng
Và mái tóc vàng óng
Đôi mắt tôi tìm kiếm
Nét vừa lạ vừa quen.

Nàng vừa giặt áo quần
Vừa cất lên tiếng hát:
“Chảy đi, ơi dòng nước
Giặt cho sạch cho nhanh”.

Thấy vậy, tôi đến gần
“Em ơi, cho tôi hỏi
Thì thầm thôi, có phải
Em giặt áo cho chồng?”

Nàng trả lời rất nhanh:
“Áo quan cho anh đấy!”
Nói xong lời như vậy
Nàng liền biến mất tăm.

Và tôi đến khu rừng
Tối tăm và hoang dã
Đầy cây cao bóng cả
Thấy ngạc nhiên vô cùng.

Tiếp sau sự ngạc nhiên
Nghe rõ ràng tiếng búa
Giữa khu rừng hoang dã
Tôi bước đi vội vàng.

Bỗng thấy giữa khu rừng
Có một cây sồi lớn
Một cô gái bên cạnh
Tay cầm búa lăm lăm.

Nàng vung búa không ngừng
Vừa chặt cây vừa hát:
“Búa của ta bằng sắt
Hãy đóng nhanh chiếc hòm”.

Tôi lại bước đến gần
“Em ơi, cho anh hỏi
Ai bắt em làm vậy
Sao lại đi đóng hòm?”

Nàng lại trả lời nhanh:
“Đóng hòm cho anh đấy!”
Và y hệt lúc nãy
Nàng lại biến mất tăm.

Xung quanh đều tối đen
Khắp nơi đều trống vắng
Chẳng biết điều gì đến
Tôi cảm thấy rùng mình.

Tôi tiếp tục lang thang
Thấy một dải màu trắng
Liền vội vàng bước đến
Và tôi lại thấy nàng.

Mặc áo quần trắng tinh
Trong tay cầm chiếc xẻng
Nàng, theo tôi cảm nhận
Vừa đẹp vừa kinh hoàng.

Còn người đẹp vội vàng
Vừa đào đất vừa hát
“Xẻng của ta rộng, sắc
Hãy đào huyệt cho nhanh”.

Tôi lại bước đến gần
“Em ơi, cho anh hỏi
Em dễ thương như vậy
Sao đào huyệt để chôn?”

Nàng trả lời vội vàng:
“Huyệt để chôn anh đấy!”
Sau những lời như vậy
Miệng huyệt đã mở toang.

Đưa mắt nhìn vào trong
Tôi rùng mình khủng khiếp
Bỗng tôi ngã xuống huyệt –
Và chợt tỉnh giấc nồng.


Ein Traum, gar seltsam schauerlich

Ein Traum, gar seltsam schauerlich,
Ergötzte und erschreckte mich.
Noch schwebt mir vor manch grausig Bild,
Und in dem Herzen wogt es wild.

Das war ein Garten, wunderschön,
Da wollt ich lustig mich ergehn;
Viel schöne Blumen sahn mich an,
Ich hatte meine Freude dran.

Es zwitscherten die Vögelein
Viel muntre Liebesmelodein;
Die Sonne rot, von Gold umstrahlt,
Die Blumen lustig bunt bemalt.

Viel Balsamduft aus Kräutern rinnt,
Die Lüfte wehen lieb und lind;
Uns alles schimmert, alles lacht,
Und zeigt mir freundlich seine Pracht.

Inmitten in dem Blumenland
Ein klarer Marmorbrunnen stand;
Da schaut ich eine schöne Maid,
Die emsig wusch ein weißes Kleid.

Die Wänglein süß, die Äuglein mild,
Ein blondgelocktes Heilgenbild;
Und wie ich schau, die Maid ich fand
So fremd und doch so wohlbekannt.

Die schöne Maid, die sputet sich,
Sie summt ein Lied gar wunderlich:
»Rinne, rinne, Wässerlein,
Wasche mir das Linnen rein.«

Ich ging und nahete mich ihr,
Und flüsterte: O sage mir,
Du wunderschöne, süße Maid,
Für wen ist dieses weiße Kleid?

Da sprach sie schnell: Sei bald bereit,
Ich wasche dir dein Totenkleid!
Und als sie dies gesprochen kaum,
Zerfloß das ganze Bild, wie Schaum. -

Und fortgezaubert stand ich bald
In einem düstern, wilden Wald.
Die Bäume ragten himmelan;
Ich stand erstaunt und sann und sann.

Und horch! welch dumpfer Widerhall!
Wie ferner Äxtenschläge Schall;
Ich eil durch Busch und Wildnis fort,
Und komm an einen freien Ort.

Inmitten in dem grünen Raum,
Da stand ein großer Eichenbaum;
Und sieh! mein Mägdlein wundersam
Haut mit dem Beil den Eichenstamm.

Und Schlag auf Schlag, und sonder Weil,
Summt sie ein Lied und schwingt das Beil:
»Eisen blink, Eisen blank,
Zimmre hurtig Eichenschrank.«

Ich ging und nahete mich ihr,
Und flüsterte: O sage mir,
Du wundersüßes Mägdelein,
Wem zimmerst du den Eichenschrein?

Da sprach sie schnell: Die Zeit ist karg,
Ich zimmre deinen Totensarg!
Und als sie dies gesprochen kaum,
Zerfloß das ganze Bild, wie Schaum. -

Es lag so bleich, es lag so weit
Ringsum nur kahle, kahle Heid;
Ich wußte nicht, wie mir geschah,
Und heimlich schaudernd stand ich da.

Und nun ich eben fürder schweif,
Gewahr ich einen weißen Streif;
Ich eilt drauf zu, und eilt und stand,
Und sieh! die schöne Maid ich fand.

Auf weiter Heid stand weiße Maid,
Grub tief die Erd mit Grabescheit.
Kaum wagt ich noch sie anzuschaun,
Sie war so schön und doch ein Graun.

Die schöne Maid, die sputet sich,
Sie summt ein Lied gar wunderlich:
»Spaten, Spaten, scharf und breit,
Schaufle Grube tief und weit.«

Ich ging und nahete mich ihr,
Und flüsterte: O sage mir,
Du wunderschöne, süße Maid,
Was diese Grube hier bedeut't?

Da sprach sie schnell: »Sei still, ich hab
Geschaufelt dir ein kühles Grab.«
Und als so sprach die schöne Maid,
Da öffnet sich die Grube weit;

Und als ich in die Grube schaut,
Ein kalter Schauer mich durchgraut;
Und in die dunkle Grabesnacht
Stürzt ich hinein - und bin erwacht.


4.SAO MÁU TÔI SÔI LÊN?

Sao máu tôi sôi lên?
Và con tim lửa cháy?
Có điều gì trong đấy
Mà con tim điên cuồng.

Máu như rượu vang sủi
Bọt vì giấc mơ cuồng
Đứa con trai của đêm
Đưa tôi vào bóng tối.

Đến ngôi nhà sáng trưng
Nghe ồn ào tiếng động
Có đèn và có nến
Dẫn tôi bước vào phòng.

Đấy là bữa tiệc cưới
Khách khứa ngồi quanh bàn
Đưa mắt nhìn tân nương
Nhận ra người yêu dấu.

Lạy Chúa! Đấy là em
Kết hôn cùng người lạ
Miệng của tôi ú ớ
Khi đứng ở sau lưng.

Nhạc nổi – tôi đứng yên
Họ vui làm tôi khổ
Niềm vui trong mắt ứa
Chàng rể nắm tay nàng.

Chàng rót cốc rượu đầy
Đưa lên môi nhấm nháp
Rồi đưa nàng uống tiếp
Họ đang uống máu tôi.

Cô dâu lấy con dao
Bổ táo đưa chàng rể
Chàng xẻ ra hai nửa
Họ đang xẻ tim tôi.

Rồi âu yếm với nhau
Không ngại ngùng gì cả
Cô dâu hôn chàng rể
Cái chết đang hôn tôi.

Chì nằm trong miệng này
Nên nói lời không thể
Họ bắt đầu nhảy múa
Đôi tân hôn đi đầu.

Tôi như người chết rồi
Nhìn hai người khiêu vũ
Chàng ghé tai thủ thỉ
Nàng đỏ mặt, cười tươi.

Was treibt und tobt mein tolles Blut?

Was treibt und tobt mein tolles Blut?
Was flammt mein Herz in wilder Glut?
Es kocht mein Blut und schäumt und gärt,
Und grimme Glut mein Herz verzehrt.

Das Blut ist toll, und gärt und schäumt,
Weil ich den bösen Traum geträumt;
Es kam der finstre Sohn der Nacht,
Und hat mich keuchend fortgebracht.

Er bracht mich in ein helles Haus,
Wo Harfenklang und Saus und Braus
Und Fackelglanz und Kerzenschein;
Ich kam zum Saal, ich trat hinein.

Das war ein lustig Hochzeitsfest;
Zu Tafel saßen froh die Gäst.
Und wie ich nach dem Brautpaar schaut -
O weh! mein Liebchen war die Braut.

Das war mein Liebchen wunnesam,
Ein fremder Mann war Bräutigam;
Dicht hinterm Ehrenstuhl der Braut,
Da blieb ich stehn, gab keinen Laut.

Es rauscht Musik - gar still stand ich;
Der Freudenlärm betrübte mich.
Die Braut, sie blickt so hochbeglückt,
Der Bräutgam ihre Hände drückt.

Der Bräutgam füllt den Becher sein,
Und trinkt daraus, und reicht gar fein
Der Braut ihn hin; sie lächelt Dank -
O weh! mein rotes Blut sie trank.

Die Braut ein hübsches Äpflein nahm,
Und reicht es hin dem Bräutigam.
Der nahm sein Messer, schnitt hinein -
O weh! das war das Herze mein.

Sie äugeln süß, sie äugeln lang,
Der Bräutgam kühn die Braut umschlang,
Und küßt sie auf die Wangen rot, -
O weh! mich küßt der kalte Tod.

Wie Blei lag meine Zung im Mund,
Daß ich kein Wörtlein sprechen kunnt.
Da rauscht es auf, der Tanz begann;
Das schmucke Brautpaar tanzt voran.

Und wie ich stand so leichenstumm,
Die Tänzer schweben flink herum; -
Ein leises Wort der Bräutgam spricht,
Die Braut wird rot, doch zürnt sie nicht. --


5.TÔI GỌI NHỮNG ÂM HỒN

Tôi gọi những âm hồn
Bằng sức mạnh con chữ
Chúng không muốn trở lại
Vương quốc của bóng đêm.

Những câu thơ rủa nguyền
Mà tôi đã từng quên
Giờ trở về lôi kéo
Bắt tôi vào bóng đêm.

Để ta yên, bóng đêm!
Để ta yên, âm hồn!
Niềm vui ta đang hưởng
Trong ánh sáng màu hồng.

Dù vẫn luôn ước mong
Về thế giới diệu huyền
Nhưng phí đời trai trẻ
Nếu như chẳng yêu nàng.

Ta muốn, dù một lần
Ôm chặt em vào lòng
Hôn lên môi, lên má
Cảm nhận thú đau thương.

Muốn nghe từ miệng nàng
Một lời “em yêu anh”
Rồi sẽ đi theo bóng
Vào vương quốc tối tăm.

Nghe thế, những âm hồn
Gật đầu rất kinh hoàng.
Em yêu, anh đã đến
Em có yêu anh không?

Da hab ich viel blasse Leichen

Da hab ich viel blasse Leichen
Beschworen mit Wortesmacht;
Die wollen nun nicht mehr weichen
Zurück in die alte Nacht.

Das zähmende Sprüchlein vom Meister
Vergaß ich vor Schauer und Graus;
Nun ziehn die eignen Geister
Mich selber ins neblichte Haus.

Laßt ab, ihr finstern Dämonen!
Laßt ab, und drängt mich nicht!
Noch manche Freude mag wohnen
Hier oben im Rosenlicht.

Ich muß ja immer streben
Nach der Blume wunderhold;
Was bedeutet' mein ganzes Leben,
Wenn ich sie nicht lieben sollt?

Ich möcht sie nur einmal umfangen
Und pressen ans glühende Herz!
Nur einmal auf Lippen und Wangen
Küssen den seligsten Schmerz!

Nur einmal aus ihrem Munde
Möcht ich hören ein liebendes Wort -
Alsdann wollt ich folgen zur Stunde
Euch, Geister, zum finsteren Ort.

Die Geister habens vernommen,
Und nicken schauerlich.
Feins Liebchen, nun bin ich gekommen;
Feins Liebchen, liebst du mich?


=Bài ca (Lieder):

6.SÁNG DẬY TÔI TỰ HỎI

Sáng dậy tôi tự hỏi:
Em có đến hôm nay?
Chiều tối lại thở dài:
Vậy là em không tới.

Đến đêm không ngủ nổi
Cứ trằn trọc vậy thôi
Trong cơn mơ màng thấy
Tôi thơ thẩn cả ngày.

Morgens steh ich auf und frage

Morgens steh ich auf und frage:
Kommt feins Liebchen heut?
Abends sink’ ich hin und klage:
Ausblieb sie auch heut.

In der Nacht mit meinem Kummer
Lieg ich schlaflos, wach;
Träumend, wie im halben Schlummer,
Wandle ich bei Tag.


7.EM HÃY ĐẶT TAY LÊN NGỰC CỦA TÔI

Em hãy đặt tay lên ngực của tôi
Em có nghe tiếng gõ đều nơi đó?
Ông thợ mộc vẻ mặt đầy cau có
Đang đóng cho tôi một chiếc quan tài.

Ông ta làm việc cả đêm lẫn ngày
Tiếng gõ đập chẳng hề cho tôi ngủ.
Này, ông thợ, mau kết thúc đi chứ
Mau cho tôi một giấc ngủ thật say.

Lieb Liebchen, leg’s Händchen auf’s Herze mein

Lieb Liebchen, leg’s Händchen auf’s Herze mein;
Ach, hörst du, wie’s pochet im Kämmerlein?
Da hauset ein Zimmermann schlimm und arg,
Der zimmert mir einen Todtensarg.

Es hämmert und klopfet bei Tag und bei Nacht;
Es hat mich schon längst um den Schlaf gebracht.
Ach! sputet Euch, Meister Zimmermann,
Damit ich balde schlafen kann.


8.LÚC ĐẦU ANH CẢM THẤY

Lúc đầu anh cảm thấy rằng vô vọng
Nghĩ rằng mình chẳng thể vượt qua đâu
Thế mà rồi cũng qua. Anh vẫn sống
Nhưng mà em đừng hỏi: bằng cách nào?

Anfangs wollt ich fast verzagen

Anfangs wollt ich fast verzagen,
Und ich glaubt’ ich trüg’ es nie,
Und ich hab’ es doch getragen, –
Aber fragt mich nur nicht, wie?


=Những khúc lãng mạn (Romanzen)

9.SỨ GIẢ

Đầy tớ! Mau thức dậy
Phóng ngựa đi qua rừng
Qua đồng rồi phóng tới
Cung điện vua Dunkan.

Hãy ghé vào chuồng ngựa
Hỏi xem vua Dunkan
Sẽ gả ai lấy chồng
Trong hai cô con gái?

Nếu cô gái tóc đen
Nhớ quay về cho chóng
Còn nếu cô tóc vàng
Thì không cần vội lắm.

Và nhớ ghé vào quán
Mua cuộn dây cho ta
Rồi cứ thế lẳng lặng
Phóng ngựa đi về nhà.

Die Botschaft

Mein Knecht! steh auf und sattle schnell,
Und wirf dich auf dein Roß,
Und jage rasch, durch Wald und Feld,
Nach König Dunkans Schloß.

Dort schleiche in den Stall, und wart’,
Bis dich der Stallbub schaut.
Den forsch’ mir aus: Sprich, welche ist
Von Dunkans Töchtern Braut?

Und spricht der Bub: „Die Braune ist’s“
So bring mir schnell die Mähr.
Doch spricht der Bub: „Die Blonde ist’s“
So eile nicht so sehr.

Dann geh’ zum Meister Seiler hin,
Und kauf’ mir einen Strick,
Und reite langsam, sprich kein Wort,
Und bring mir den zurück.


10.CHÀNG HIỆP SĨ TỔN THƯƠNG

Có một câu chuyện cổ
Kể lại, nghe thật buồn:
Chàng hiệp sĩ tổn thương
Vì tình không chung thủy.

Đáng lẽ chỉ khinh bỉ
Người mà mình yêu thương
Nhưng chàng không coi rằng
Điều này đáng xấu hổ.

Và chàng đã sẵn sàng
Gọi bạn bè tranh luận
Rồi bước vào trận đánh
Để bảo vệ cho tình.

Nhưng tất cả lặng im
Lạnh lùng đến khó hiểu
Chàng đành đưa ngọn giáo
Đâm vào trái tim mình.

Der wunde Ritter

Ich weiß eine alte Kunde,
Die hallet dumpf und trüb:
Ein Ritter liegt liebeswunde,
Doch treulos ist sein Lieb.

Als treulos muß er verachten
Die eigne Herzliebste sein,
Als schimpflich muß er betrachten
Die eigne Liebespein.

Er möcht in die Schranken reiten
Und rufen die Ritter zum Streit:
Der mag sich zum Kampfe bereiten,
Wer mein Lieb eines Makels zeiht!

Da würden wohl alle schweigen,
Nur nicht sein eigner Schmerz;
Da müßte er die Lanze neigen
Wider's eigne klagende Herz.


11.HÀNH TRÌNH TRÊN SÔNG NƯỚC

Tôi đứng tựa cột buồm
Và đếm từng con sóng
Giữa lòng tôi buồn lắm
Vĩnh biệt nhé, quê hương.

Qua nhà em tôi thấy
Cửa sổ sáng ánh đèn
Tôi ngước mắt nhìn lên
Không ai đưa tay vẫy.

Mắt đừng tuôn dòng lệ
Để khỏi thấy bóng đêm
Con tim đừng vỡ tung
Trước nỗi đau lớn thế.

Wasserfahrt

Ich stand gelehnet an den Mast,
Und zählte jede Welle.
Ade! mein schönes Vaterland!
Mein Schiff, das segelt schnelle!

Ich kam schön Liebchens Haus vorbei,
Die Fensterscheiben blinken;
Ich guck mir fast die Augen aus,
Doch will mir niemand winken.

Ihr Tränen, bleibt mir aus dem Aug,
Daß ich nicht dunkel sehe.
Mein krankes Herze, brich mir nicht
Vor allzugroßem Wehe.




=Thơ Sonnet (Sonnete)

THƯ GỬI MẸ*
(Gửi mẹ tôi,, B. Heine, tên khai sinh là v. Geldern) 

Con thích sống ngẩng cao đầu, kiêu hãnh
Và đôi khi ngang bướng đến lạ lùng
Ngay cả nhà vua nếu nhìn mặt con
Thì đôi mắt cũng không hề nhìn xuống.

Nhưng mẹ thân yêu, con xin thừa nhận
Rằng tính con dù bướng bỉnh thế nào
Thì khi bên mẹ âu yếm ngọt ngào
Con vẫn tỏ ra vô cùng ngoan ngoãn.

Có phải đấy vì tâm hồn cao thượng
Trí tuệ thanh cao thâm nhập vào con
Như từ trời xanh làm dịu cõi lòng?

Con xấu hổ vì những việc con làm
Trái tim mẹ đã bao lần u ám?
Nhưng thế rồi vẫn tha thứ cho con. 

II
Trong cơn mê, con từ giã mẹ hiền
Để ra đi khắp tận cùng thế giới 
Con khát khao và chỉ mong tìm thấy
Một tình yêu và ôm ấp lấy tình.

Con kiếm tình yêu khắp mọi nẻo đường
Chìa bàn tay ra trước từng cánh cửa
Nhưng tình yêu không một ai cho cả
Mà được trao sự căm ghét lạnh lùng.

Vì tình yêu con nhầm lẫn thường xuyên
Kiếm tình yêu nhưng chẳng tìm thấy nó
Con trở về nhà buồn bã cô đơn.

Thì lúc này mẹ đi đến với con 
Thứ ánh sáng cháy bừng trong mắt mẹ
Là tình yêu mà con vẫn đi tìm. 
_____________
*Mẹ của Heine tên là Peira nhưng tất cả người thân đều gọi bà là Betty, tên khai sinh là Peira van Geldern (1771 – 1859), sau khi lấy chồng là Peira van Geldern Heine. Đây là bài thơ gồm hai bài sonnet có tựa đề là Gửi mẹ tôi,, B. Heine, tên khai sinh là v. Geldern (An meine Mutter, B. Heine, geborne v. Geldern) nhưng chúng tôi đặt theo tên gọi đã quen thuộc là “Thư gửi mẹ” - cũng là một bài thơ rất nổi tiếng ở Việt Nam của Esenin. Bài thơ "Thư gửi mẹ" của H. Heine từng có một vài bản dịch ra tiếng Việt, tuy nhiên chỉ là những bản phỏng dịch chứ chưa đầy đủ ý cũng như chưa đúng với niêm luật của thể thơ sonnet (sonette). 


=Sonette

An meine Mutter B. Heine
geborene v. Geldern

I
Ich bin's gewohnt, den Kopf recht hoch zu tragen,
Mein Sinn ist auch ein bißchen starr und zähe;
Wenn selbst der König mir ins Antlitz sähe,
Ich würde nicht die Augen niederschlagen.

Doch, liebe Mutter, offen will ich's sagen:
Wie mächtig auch mein stolzer Mut sich blähe,
In deiner selig süßen, trauten Nähe
Ergreift mich oft ein demutvolles Zagen.

Ist es dein Geist, der heimlich mich bezwinget,
Dein hoher Geist, der alles kühn durchdringet,
Und blitzend sich zum Himmelslichte schwinget?

Quält mich Erinnerung, daß ich verübet
So manche Tat, die dir das Herz betrübet?
Das schöne Herz, das mich so sehr geliebet?

II
Im tollen Wahn hatt ich dich einst verlassen,
Ich wollte gehn die ganze Welt zu Ende,
Und wollte sehn, ob ich die Liebe fände,
Um liebevoll die Liebe zu umfassen.

Die Liebe suchte ich auf allen Gassen,
Vor jeder Türe streckt ich aus die Hände,
Und bettelte um g'ringe Liebesspende -
Doch lachend gab man mir nur kaltes Hassen.

Und immer irrte ich nach Liebe, immer
Nach Liebe, doch die Liebe fand ich nimmer,
Und kehrte um nach Hause, krank und trübe.

Doch da bist du entgegen mir gekommen,
Und ach! was da in deinem Aug' geschwommen,
Das war die süße, langgesuchte Liebe.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét